Reviews

Being Mortal: Medicine and What Matters in the End by Atul Gawande

yukidoit's review against another edition

Go to review page

informative reflective medium-paced

3.75

kabrown28's review against another edition

Go to review page

challenging informative inspiring reflective medium-paced

4.0

minguyen's review against another edition

Go to review page

4.0

Một cuốn sách mà tuy mình thấy lập luận chưa thực sự xuất sắc, nhưng mình sẽ recommend cho mọi người vì chủ đề của nó quá thiết thực. 3.5/5

Có ai mà chưa từng nghe đến quy luật “Sinh - Lão - Bệnh - Tử”? Nhưng mấy ai hiểu thấu và chấp nhận quy luật này sẽ đến với mình hay với những người thân của mình. Cuốn sách sẽ giúp bạn có một sự chuẩn bị cần thiết trong những hoàn cảnh đối mặt với cái chết. Thường thì quy luật này chúng ta dễ bắt gặp ở trong các cuốn sách về tôn giáo, dạy chúng ta cách chấp nhận cuộc sống vô thường, học cách biết đủ và hài lòng với thực tại. Một số cuốn sách nói về bản chất khoa học của cái chết. Nhưng đây là cuốn sách đầu tiên mình đọc về cách đối mặt cái chết do một nhà khoa học viết. Tác giả Atul Gawande sinh ra trong một gia đình có cả bố và mẹ đều làm ngành y. Ông cũng là bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Brigham and Women’s Hospital ở Boston, là giáo sư tại Trường Harvard và cũng là biên tập viên cho tờ The New Yorker. Ông có nhiều đóng góp cho ngành y và là tác giả của 3 cuốn sách bán chạy. Xuất phát từ chính kinh nghiệm và nghiên cứu nhiều năm của mình, dựa vào trải nghiệm từ cái chết của cha mình, tác giả đã để viết nên cuốn sách dễ hiểu và thực tế này.

Một vài điểm mình đúc kết được từ cuốn này:

1. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA PHÁT TRIỂN Y HỌC:
Năm 1790, số người có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên chiếm chưa đến 2% dân số, ngày nay, tỉ lệ đó tăng 14%, thậm chí hơn 20% đối với các nước như Đức, Ý, Nhật Bản. Vậy ngành y đang chuẩn bị như thế nào để đáp ứng nhu cầu bùng nổ về chăm sóc lão khoa? Cơ sở hạ tầng cho các viện dưỡng lão là chưa đủ, số lượng bác sĩ lão khoa được cấp chứng chỉ hành nghề y tế đã thực sự giảm mạnh do thu nhập trong ngành này là thấp nhất, không nhiều người bác sĩ thích công việc chăm sóc người già.

Có luồng quan điểm cho rằng y học ra đời chính là để chống lại bệnh tật và cái chết. Hiển nhiên, đây là chức năng cơ bản nhất. Tất cả các bác sĩ, chuyên gia xạ trị, bác sĩ phẫu thuật… đều sẵn sàng duy trì sự sống cho một bệnh nhân suốt hàng tháng trời vì một căn bệnh mà họ biết chắc chắn không thể nào chữa khỏi. Công nghệ hiện đại có thể giúp duy trì hoạt động của các cơ quan nội tạng của chúng ta cho đến khi chúng ta không còn biết gì nữa. Bản thân các bác sĩ luôn ngại mở miệng thẳng thắn nói ra những sự thật phũ phàng, hoặc có góc nhìn quá lạc quan về tình trạng bệnh tật; kết quả bệnh nhân không hiểu được hết bệnh tình và nghe theo bất kỳ đề xuất gì mà bác sĩ đưa ra.

Quá trình chống chọi bệnh tật đối với bệnh nhân lại quá đau đớn, khiến cho họ không còn thời gian và sức lực để tận hưởng những ngày tháng cuối cùng bên người thân và làm những điều mình vẫn còn trăn trở. Nhưng sau khi chứng kiến nhiều cái chết từ bệnh nhân và người thân, tác giả nhận ra rằng, điều ý nghĩa nhất có thể làm cho bệnh nhân là giúp mọi người vượt qua được những khó khăn mà nền y học được kỳ vọng đã không thể giúp họ được. Thay vì cố gắng kéo dài hơi thở sự sống bằng mọi giá, tác giả đề xuất thêm một vài phương pháp khác như cải thiện trại dưỡng lão hay dịch vụ chăm sóc cuối đời, hay “trợ tử” (tự tử với sự giúp đỡ của người khác).

2. QUY LUẬT “LÃO - BỆNH - TỬ” :
Thời xưa, người ta cho rằng cái chết là điều hiển nhiên, và ai cũng phải chấp nhận nó một cách ngoan ngoan, không sợ hãi, không hối tiếc, không hy vọng. Người còn sống chỉ tập trung vào chuyện đảm bảo cho người sắp hết được ra đi với tâm thế thanh thản nhất. Ngay nay, đối với phần lớn con người, cái chết là quá trình chống chọi bệnh tật dài hơi cho đến lúc không còn gì có thể chữa khỏi.

Về vấn đề tuổi giá và bệnh tật, chúng ta cần 2 loại lòng dũng cảm: 1) dũng cảm đối diện với quy luật lão - bệnh - tử - rằng sớm muộn gì cũng ta cũng già yếu và chết, để từ đó, nhìn ra được chân lý, đâu mới điều thực sự đáng quý; 2) gian nạn hơn - dũng cảm hành động theo chân lý mà chúng ta ngộ ra.

Nếu chúng ta không thể chấp nhận được chuyện này, thì cái chết trở thành một nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất của cuộc đời. “Old age is not a battle. Old age is a massacre” - Tuổi giá không phải là một trận chiến. Tuổi già là một cuộc thảm sát. Việc chấp nhận quy luật này không chỉ cần xuất phát tự bệnh nhân, mà còn từ người nhà bệnh nhân. Tư tưởng “còn nước con tát” cần phải suy xét lại trong những trường hợp đặc biệt.

3. SỰ CHUẨN BỊ TỐI THIỂU TỪ BỆNH NH N VÀ NGƯỜI TH N
Tuy gia đình có 3 người làm ngành y, nhưng khi bố của Atul đối mặt với cái chết, gia đình vẫn bối rối và đưa ra những quyết định sai lầm. Mình đánh giá cao 3 chương cuối, đặc biệt là “Letting Go”. Cuốn sách như một cuốn cẩm nang cho cách chúng ta chuẩn bị, đối mặt và thực hiện khi có người thân cận tử.

Để người cận tử hiểu được quan niệm này, người nhà cần phải có cuộc trò chuyện quan trọng, thẳng thắn và lắng nghe những nguyện vọng. Có những người không mong mình duy trì sự sống trong tình trạng tàn tật, nhưng có những người lại quan niệm chỉ cần vẫn sống và được ăn socola mỗi ngày là đủ vui rồi. Bản thân gia đình mình, khi có người thân mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, cũng đã quyết định không để cho người đó biết được tình trạng thực sự. Sau khi đọc sách, mình đã thấy chúng ta đang hiểu sai khá nhiều điều. Những người mắc bệnh nan y có nhiều mối quan tâm khác ngoài việc kéo dài sự sống: như ra đi không đau đớn, hàn gắn lại những mối quan hệ với người thân, bạn bè, không trở thành gánh nặng cho người khác, hoặc niềm vui khi nhận ra mình đã sống một cuộc sống trọn vẹn và xứng đáng. Chỉ khi hiểu được rõ bệnh nhân mong muốn điều gì nhất, chúng ta mới có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác hơn.
---
Mặc dù cuốn sách được viết chủ yếu dựa vào hiểu biết về ngành Y của nước Mỹ, nhưng nó vẫn có sự áp dụng tại Việt Nam, trong vài chục năm tới. Những thông điệp của cuốn sách nên đọc bởi bất kỳ người già, cận già, hoặc người thân nào.

Điểm mình chưa thích ở cuốn sách là cách trình bày dài dòng, nhất là những chương đầu tiên. 70% điểm hay ở cuốn sách năm ở 3 chương cuối. Tuy hiểu được thông điệp mà tác giả mang đến, mình vẫn có những suy nghĩ khác tác giả về chuyện “buông bỏ” đối với người cận tử.

Trong Hospital Playlist, có một phân cảnh làm mình khóc nhiều và ấn tượng mãi. Bác sĩ Jun Hwan có một bệnh nhân, là một em bé sơ sinh mắc một căn bệnh tim hiếm gặp. Không thể cứu chữa, bác sĩ gặp bố mẹ bệnh nhân và nói những lời mà nhân vật Jae Hak cho là rất độc ác “Tôi rất xin lỗi khi phải nói ra điều này. Tim của bé… có thể được hiến tặng không ạ? Đây là một căn bệnh hiếm gặp. Nếu gặp lại trường hợp như bé Hun… tôi không muốn đánh mất cơ hội cứu chữa. Tôi biết đây là yêu cầu quá đáng, nhưng nếu hai người chấp nhận hiến tim của Hun, chúng tôi sẽ nghiên cứu, và đảm bảo sẽ không để đứa trẻ thứ hai xảy ra tình trạng như vậy nữa.“ Chi tiết này của phim làm mình hiểu hơn về quá trình nghiên cứu để có được một ngành y học hiện đại như hiện giờ. Nên nếu không có những người chấp nhận thử nghiệm những phương pháp kéo dài sự sống mới, cũng khó tạo nên những thành tựu mà có lẽ sẽ cứu sống được nhiều người sau này.

Một vài những sự thật thú vị mình lượm lặt được từ sách:
- 30 tuổi, Não chúng ta nặng tầm 1.5kg, nằm vừa khít trong hộp sọ; đến 70 tuổi, bộ não mất dần lượng chất xám, để lại nguyên một khoảng trống dày chừng 2.5cm trong hộp sọ. Đây chính là lý do vì sao mà những người lớn tuổi dễ bị xuất huyết não sau chấn thương ở đầu - khi mà bộ não “lúc lắc” trong hộp sọ (mình hình dung ra chuyện khi mình mua bơ, hay lắc quả bơ xem nó có róc hạt chưa, nếu lúc lắc được là bơ đã chín.)

- Cách đánh giá một người già có khả năng tự chăm sóc hay không là nhìn vào bàn chân. Nếu cụ không thể nào cúi gập người, đôi chân không được rửa ráy thường xuyên, tức là bệnh nhân đang sống trong tình trạng không có người hỗ trợ, điều này dẫn đến nhiều nguy cơ khác.

- Điều đáng sợ nhất với người già không phải khối u hay cơn đau lưng, mà đó chính là nguy cơ té ngã. Chính những toa thuốc được kê cho người già lại gây ra tác dụng phụ, gây chóng mặt, làm mất thăng bằng, dẫn đến té ngã.

- Nhà dưỡng lão, được nâng cấp từ trại tế bần, ban đầu được xây dựng chỉ để giảm tải cho các bệnh viện - chứ không phải vì hỗ trợ tuổi già.

Full review: https://www.instagram.com/p/CelUCRTvWf2/?utm_source=ig_web_copy_link

wandering_canuck's review against another edition

Go to review page

emotional informative reflective slow-paced

4.5

This is not a new subject for me, so I didn't find I was learning anything new. That said, Gawande's handling of death and dying is exceptional and should be on everyone's to-read list. The author does a wonderful job of frankly discussing death with compassion and grace. I cannot agree more with his stance on living better trumps living longer. Pick this book up BEFORE you have to deal with the inevitability of death: yours, your family's, or your friend's. You'll be happy you did. 

britlovestoread's review against another edition

Go to review page

challenging emotional informative reflective medium-paced
Essential reading

lanilani's review against another edition

Go to review page

informative inspiring reflective fast-paced

5.0

indiamarguerite's review against another edition

Go to review page

challenging informative reflective

4.0

gadicohen93's review against another edition

Go to review page

4.0

I remember the Terri Schiavo case and feeling so surprised that people were arguing about her. Of course she should be kept alive, I thought. I was 10 or 11 at the time. My mom, however, was shocked that it was even a question -- like almost all doctors, she told me, she values quality of life more than life. This idea -- that people should determine for themselves what "quality of life" means and how much they value it over living for living's sake -- was kind of revolutionary to me.

Reading this, I couldn't help thinking about the people in my life who've gone through those final stages of life, and of the people who were growing older and closer to those stages. The power of this book stems from the drama that's so inherent in the universal human experience of dying, of suffering, of finding out for yourself what you think the meaning of your life is, what your priorities are. Priorities in life -- and in old age -- and in dying.

Perhaps what this book conveys most piercingly is that death's not a truly universal experience -- we all die, but differently. The stories Gawande tells are haunting, in the way that the climactic, the startling, the tragic is portrayed as so ordinary. I guess what ties all the people together is their autonomy, their need for autonomy. That's what surprised me the most -- people, as they lost their sharpness, amassed disabilities, drew closer to a fatal fall, valued the ability to do things for themselves and make decisions for themselves more than anything else. More than prolonging their own lives, it seemed at times.

I didn't like the writing at the sentence structure; it seemed a bit expository, a bit vanilla. Perhaps because I've read parts of it in the New Yorker. But of course, the value of this book is in the message.

jly75's review against another edition

Go to review page

hopeful informative inspiring sad medium-paced

4.5

abigailerin's review against another edition

Go to review page

challenging informative inspiring reflective medium-paced

3.5