Take a photo of a barcode or cover
A review by quynh23
Ngôi nhà mũi tên by A.E.W. Mason
3.0
1/3 đầu khá hấp dẫn với vô số triển vọng được bày ra trước mặt: một thiếu nữ bị đe dọa, một vụ tống tiền ghê rợn, một ông thanh tra tắc kè hoa.
Từ đó về sau, cốt truyện bắt đầu dông dài một cách không cần thiết. Nếu mình được đảm nhiệm vai trò biên tập cho Mason, mình sẽ thẳng tay cắt cuốn sách còn 3/4. Có vài quyết định sai lầm ở đây, và sai lầm lớn nhất chính là chọn điểm nhìn của nhân vật Jim Frobisher. Cái gọi là “tính cách”, tác giả chỉ liệt kê lên một trang giấy rồi dán vào con bù nhìn là Jim ở đầu truyện. Anh ta ít khi bộc lộ cá tính hay bắt tay điều tra riêng, mớ suy nghĩ thương cảm của anh ta khiến mình phát ngán. Jim đơn thuần là cỗ máy quay ghi lại hành động của các nhân vật khác, một vai trò mờ nhạt đến nỗi có thể lược khỏi sách mà không làm tổn hại đến cốt truyện. Ông thanh tra Hanaud cũng khiến mình mệt mỏi vì ông diễn nhiều quá, từ chương này sang chương kia, một vở kịch dài với lượng thông tin ít ỏi ném cho độc giả như người ta ném vụn bánh mì cho chim bồ câu. Tất cả những trang giấy thừa thãi đáng ra có thể đem đi phát triển các nhân vật còn lại. Không quá khó để đoán ra hung thủ vì số lượng nghi phạm quá ít, kiểu “nếu không phải A thì chắc chắn là B”. Đoạn phân tích động của hung thủ ở cuối truyện có phần không thỏa đáng. Việc một thông tin quan trọng bị giấu đi ngay từ đầu vụ án khiến độc giả yếu thế trong cuộc ganh đua với vị thám tử tài hoa, đồng thời nó cũng làm sự ngưỡng mộ trước tài năng phá án của Hanaud giảm đi kha khá khi mọi thứ ngã ngũ.
Nói đi cũng phải nói lại, Ngôi nhà mũi tên không phải cuốn tiểu thuyết kém cỏi. Dù có dài dòng, truyện vẫn rất hút, mình vừa đọc vừa “tua” đến cuối. Phải công nhận kế hoạch cuối của kẻ thủ ác đầy tính toán và rất thông minh. Giá như tác giả khai thác hết tiềm năng câu chuyện, phát triển đồng đều dàn nhân vật thay vì để Hanaud độc diễn, thì truyện sẽ hay hơn rất nhiều.
Từ đó về sau, cốt truyện bắt đầu dông dài một cách không cần thiết. Nếu mình được đảm nhiệm vai trò biên tập cho Mason, mình sẽ thẳng tay cắt cuốn sách còn 3/4. Có vài quyết định sai lầm ở đây, và sai lầm lớn nhất chính là chọn điểm nhìn của nhân vật Jim Frobisher. Cái gọi là “tính cách”, tác giả chỉ liệt kê lên một trang giấy rồi dán vào con bù nhìn là Jim ở đầu truyện. Anh ta ít khi bộc lộ cá tính hay bắt tay điều tra riêng, mớ suy nghĩ thương cảm của anh ta khiến mình phát ngán. Jim đơn thuần là cỗ máy quay ghi lại hành động của các nhân vật khác, một vai trò mờ nhạt đến nỗi có thể lược khỏi sách mà không làm tổn hại đến cốt truyện. Ông thanh tra Hanaud cũng khiến mình mệt mỏi vì ông diễn nhiều quá, từ chương này sang chương kia, một vở kịch dài với lượng thông tin ít ỏi ném cho độc giả như người ta ném vụn bánh mì cho chim bồ câu. Tất cả những trang giấy thừa thãi đáng ra có thể đem đi phát triển các nhân vật còn lại. Không quá khó để đoán ra hung thủ vì số lượng nghi phạm quá ít, kiểu “nếu không phải A thì chắc chắn là B”. Đoạn phân tích động của hung thủ ở cuối truyện có phần không thỏa đáng. Việc một thông tin quan trọng bị giấu đi ngay từ đầu vụ án khiến độc giả yếu thế trong cuộc ganh đua với vị thám tử tài hoa, đồng thời nó cũng làm sự ngưỡng mộ trước tài năng phá án của Hanaud giảm đi kha khá khi mọi thứ ngã ngũ.
Nói đi cũng phải nói lại, Ngôi nhà mũi tên không phải cuốn tiểu thuyết kém cỏi. Dù có dài dòng, truyện vẫn rất hút, mình vừa đọc vừa “tua” đến cuối. Phải công nhận kế hoạch cuối của kẻ thủ ác đầy tính toán và rất thông minh. Giá như tác giả khai thác hết tiềm năng câu chuyện, phát triển đồng đều dàn nhân vật thay vì để Hanaud độc diễn, thì truyện sẽ hay hơn rất nhiều.