iseefeelings's reviews
335 reviews

Mật ngọt chết mèo by Đặng Ngọc Minh Trang

Go to review page

4.0

lúc đầu thấy dễ thương, lúc sau thấy ờ cũng dễ thương mà hơi lố, mà thôi, viết truyện yêu nhao mà không lố lố sến sến cũng kì :))
mình hiếm khi mua truyện tranh kiểu này, cũng là lần đầu mua sách của bên Comicola, chủ yếu là vì thích cách vẽ của tác giả nên mua về một phần để tham khảo nữa :)) nói chung là dễ thương đó, vui vui mà cũng sâu sắc :"> ai đang yêu thì xem cho vui, cần 'nghiên cứu'như mình thì cũng..mua đi, còn hông thì lên facebook thi thoảng coi cũng được, hay mua tặng mấy bạn yêu nhao cũng là ý hay. Có điều phần cuối vẽ mấy trang tranh tặng các bạn tài trợ thì thấy đuối đuối, vẽ sơ sài hơn.
Vũ Trụ by Carl Sagan

Go to review page

5.0

a must-read book for any astronomy/astrophysics geek
recommend to watch the classic tv series of this book by carl sagan or the modern version by neil degrasse tyson.
Lolita by Vladimir Nabokov

Go to review page

Dù đọc đến hơn 70% quyển sách này, tôi mới thật sự tin rằng mình bị nó lôi cuốn (ít ra là nhiều hơn những đoạn trước) nhưng tôi vẫn không có cách nào đánh giá quyển sách này ( hay tin rằng mình có đủ khả năng để làm việc ấy ). Điều tôi ngưỡng mộ Vladimir Nabokov là ở ngôn từ kiệt xuất ( điều duy nhất kéo tôi từ trang này qua trang khác khi tôi đã muốn bỏ dở quyển sách này ), nếu không là ông, không ai có thể khiến Lolita trở thành áng văn bất hủ và những con chữ nhảy múa lung linh huyễn hoặc đến thế ( mỗi lần đọc lại là một lần đào sâu hơn, ngỡ ngàng thêm về tài năng của ông - không chỉ với tư cách một nhà văn nhả từ, mà như một ảo thuật gia về ngôn ngữ ); bên cạnh đó là việc tôi cảm giác được ông trân trọng quyển sách này trong từng trang mà Humbert Humbert dành cho Lolita của riêng ông một tình yêu trần tục; dẫu đi ngược lại mọi luân lí đời thường thì vẫn không hề bị lay chuyển.

Bên cạnh đó, tôi lại thầm mong quyển sách này đã có thể súc tích hơn, lược bỏ đi vài trang để khiến tôi chỉ vừa đủ yêu thích nó hơn là bị ngộp giữa rừng chú thích và cái mong ước được phô diễn sự am hiểu về ngôn ngữ cũng như sự chau chuốt thái quá về cách diễn đạt của khổ chủ. Tuy nhiên, cái ám ảnh toàn thể mà câu chuyện này đem lại, cũng như kể cả những chi tiết mà ở các quyển sách khác, chỉ là sự dẫn dắt khiến cho mạch truyện được mạch lạc hơn, nên thơ hơn - thì ở Lolita vẫn luôn đắt giá, vẫn luôn đẹp khi được đặt một mình, là thành công của Nabokov khi để Lolita bước vào thế giới của tôi - vì ông đã mở ra trong tôi không chỉ liên tưởng, mà những thước phim trong đầu đi theo suốt chiều dài câu chuyện, liên kết thực tại của tôi và thực tại của H.H., khiến tôi phải dành cho mỗi nhân vật một cảm xúc biến thiên theo mạch truyện ( và nhận ra, tất cả nhân vật trong quyển sách này đều không hoàn hảo, thậm chí là thô kệch, gớm ghiếc )


Tôi thật sự hay ngán ngẩm đọc những tác phẩm kinh điển, và hiếm khi đọc trọn vẹn quyển sách nào, Lolita có lẽ là ngoại lệ, và là khởi đầu cho việc tôi mong muốn tìm lại những giá trị đã tồn tại và sáng bóng hơn theo thời gian. Tôi nghĩ trước khi đọc quyển sách này, người đọc nên tự nhắc bản thân cần phải đọc một cách kiên nhẫn hơn, công tâm hơn, sâu sắc hơn, và sáng suốt hơn - hoặc đọc, chỉ vì bản thân yêu quá đỗi vẻ đẹp của ngôn từ, dù là bản gốc, hay là bản dịch tiếng việt này đây ( mà riêng tôi, đã cảm thấy hài lòng với bản dịch của Dương Tường rồi.)
.

Mượn lời tác giả ở cuối quyển sách, như là một phát hiện sau khi đọc quyển sách này ( đỉnh cao của một tác phẩm nghệ thuật vị nghệ thuật mà tôi phải công nhận ):
"Đối với tôi, một tác phẩm hư cấu chỉ tồn tại chừng nào nó đem đến cho tôi cái mà tôi gọi thẳng ra là ân phước thẩm mĩ, có nghĩa là một cảm giác về hiện hữu được kết nối ở điểm nào đó, bằng cách nào đó, với các trạng thái hiện hữu khác ở nơi mà nghệ thuật (sự hiếu kì, lòng thương yêu, nhân hậu, trạng thái mê li ngất ngây) là chuẩn mực."
Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống by Dale Carnegie, Dale Carnegie

Go to review page

(+) viết nỗi lo ra => các cách khắc phục có thể nghĩ tới => thực hiện ko chần chừ
(+) tính trung bình quân cơ hội rủi ro xảy ra để giảm lo sợ => đa dạng hóa chiều suy nghĩ
(+) chấp nhận số phận tích cực khi dẫn dắt hợp lí
(+) p.128. P.133
(+) ý niệm tích cực p. 143. 147. 161. 181.
(+)p.263 dòng cuối
(+) p.266 > 270 , liên tưởng đến một cách hiểu của câu "fake it til u make it"

(-) Tác giả có nêu: "không ngồi không để ưu tư diệt mình" nhưng liệu tất cả những người thử cách này đều có đủ tập trung để làm việc mà ngay cả mỏi mệt cũng đủ quật cả lo lắng của họ ? Nếu nó dẫn đến suy kiệt sức lực thì sẽ ra sao ? Lẽ ra nên ghi chú thêm về vấn đề này. Chỉ giết được ngày tháng còn nỗi đau thì không chắc.
(-) dẫn chứng p.98 ko thuyết phục. Đôi khi nghe còn hơi giáo điều và sáo mòn. 213-214: như nịnh nọt, rập khuôn, chưa chuẩn xác. Mang tính chủ quan
(-) dịch rất VN,rất bình dân nhưng vì thế khiến tp khi dc dịch ra mất đi phần nào sức thuyết phục vì cảm giác như đang trò chuyện thường ngày. Tuy nhiên bản dịch mới theo nhớ vẫn còn khô khan, ko lôi cuốn như bản cũ (290-chet bat dat ky tu- ba ma..)
(-) Chương XXIV hơi dư thừa,tính áp dụng không cao. Chương XXVI quá nhiều dẫn chứng
(+/-) p.239 - cách ngủ chia giờ. Hm, vừa nghĩ có thể áp dụng thử, vừa không biết đấy có phải là điều đã được xác thực là tốt đẹp hay không ?

- Ghi chú trong quá trình đọc, full review thì mình đã viết tỉ mỉ trên blog rồi.
Nếu Gặp Người Ấy, Cho Tôi Gửi Lời Chào by Takuji Ichikawa

Go to review page

4.0

*3.5/5*. Sách mượn của B.N.
.
Lúc đọc giữa chừng, mình đã nghĩ đây là cuốn sách thích hợp để tặng cho những người mất đi một nửa mình yêu thương. Nhưng tới lúc đọc xong thì lại nghĩ, nó hẳn vẫn không thể là quyển sách thích hợp nhất được.
Mỗi quyển sách của Ichikawa Takuji đều kết nối với nhau. Tình yêu, mất mát, kí ức, giấc mơ, cái chết và một thế giới song song nào đấy. Mình cứ đinh ninh là tác giả đã có trong tay một cốt truyện thú vị, lối hành văn nhẹ nhàng, cuốn hút nhưng lúc nào cũng không thấy đủ chắc để gắn kết tất cả lại. Sự chậm rãi rất điển hình của văn học Nhật thường khiến mình mất kiên nhẫn. Dù cho quyển này có là quyển đầu tiên của tác giả mình xem một lèo không cần nghe bản nhạc nào để nhấm nháp vị chậm chạp của nó, thì càng về sau, lại càng thấy đây là sự lê thê không cần thiết.
Bên cạnh đó thì vài chi tiết hơi đột ngột, lẽ ra nên được chậm lại để cảm xúc được nắm bắt tốt hơn. Ví dụ như việc Satoshi và Misaki chia tay nhau và Satoshi đối diện với sự dao động dành cho Karin chuyển ngoặt thật sự là đột ngột. Cảm giác như đánh mất một phần cảm xúc nào đấy, tưởng đã mất vài trang truyện luôn ấy chứ.

Ngoài ra thì có hai chi tiết mình thích nhất:
* “sự ngẫu nhiên được sắp đặt tuyệt vời” - mình thích cách nói này lắm.
&
* “[...]một thế giới ở dưới đáy của giấc mơ và được ban cho sức mạnh để gọi mọi người quay về” - một concept gợi mở rất nhiều cảm hứng.
Tales for Alyonushka by Georgi Yudin, Дмитрий Наркисович Мамин-Сибиряк, Dmitry Mamin-Sibiryak

Go to review page

4.0

First time reading Russian folk tales, it is so much different than any parables I read before. This book is a collection of all the fairy tales D. Mamin Sibiryak once told his daughter. With every story, the writer teaches his little girl (and readers) to respect those who work hard for their living yet he does not hesitate to mock the arrogant and boastful ones.

Some of my favorite quotes from the book:
- "All this shouting isn't doing you any good at all." - Stingy-wingy-long-nose the mosquito p.27
-- "but let bygones be bygones, I'm not one to harbour ill feelings for long". Vanka-Vstanka's birthday party (p.43)
__________

Quyển sách là tập hợp các câu chuyện mà tác giả người Nga viết và kể cho con mình, Alyonushka, mỗi đêm. Những chuyện kể bé nghe khác người nhất tụi mình từng đọc. Nhiều khi đọc xong chưng hửng mà vẫn buồn cười vô cùng với các nhân vật quen thuộc, từ những loài hoa, các chú chim, con mèo, con gà, cho đến búp bê, thậm chí là trứng ốp la trên chảo hay váng sữa ở bếp cũng có đủ thói hư, tật xấu. Tác giả không hề né tránh việc mỉa mai, kể vòng vo những sự thật đau lòng như cái chết, sự giết chóc các loài với nhau mà dẫn dắt rất khéo léo, rất chân thật.
Mình thích nhất câu chuyện cuối, "Time For Bed", khi Alyonushka bảo rằng mình muốn trở thành một cô công chúa, thế là cái loài hoa nháo nhào tranh nhau xem ai mới là công chúa của những loài hoa. Sau đó, một cô bọ cánh cứng đèo em bay đến gặp ông già Noel. Ông bảo em về nói với tất cả rằng chẳng có gì dễ hơn việc trở thành công chúa, bởi mỗi cô gái đã sẵn là một cô công chúa, và ngược lại. Mình rất thích cách gọi ông già Noel là Father Frost nữa, một cái tên rất mùa đông.


Mình hy vọng có cơ hội tặng quyển này, hoặc tự mình đọc cho những đứa trẻ xung quanh yêu những câu chuyện kể trước lúc ngủ như mình, dù hồi bé chả bao giờ mình được nghe :)

link
Stella, Star of the Sea by Marie-Louise Gay

Go to review page

5.0

o now i found another favorite children's book illustrator of my life :")

những phần minh họa trải dài như mình đang ngồi cùng hai đứa bé trên biển cả,
nỗi sợ hãi bấy lâu thế là bỗng dưng bé nhỏ lại.
Art: A Brief History by Marilyn Stokstad, Michael Cothren

Go to review page

4.0


For an endeavour to frame the big picture of art history in more than six hundred pages, such a book is appropriate inasmuch as formal analyses are thoroughly written along with a good quality of exemplification. Providing a wide range of knowledge for especially students as well as art enthusiasts, Art: A Brief History is a great starting-point to adventure into arts from the past, sailing to contemporary arts and perhaps, linking to the future. Anyhow, the book still has its flaws from my personal perspective. A few unclear classifications of renowned pieces (such as chapter 18 of European and American Art from 1840 to 1910) and a multitude of definitions are far more complex than they should be.
___
Quyển sách đắt đỏ mình quằn quại mua cho môn Lịch Sử Nghệ Thuật và bây giờ thì không hối hận. Thời gian học cũng không đủ trải đều cho từng chương nên mình cố gắng đọc bù lại ở nhà. Quyển sách to, xem tranh rất đã, tới nỗi ban đầu còn say sưa xem tưởng như là đang đứng trước tranh thật (xong về sau tụt hứng một tẹo vì là tranh in sai màu cũng nhiều, mà cũng không trách được); dày cộm nhưng vẫn là ít ỏi để đi sâu vào bất kì điều gì, vẫn là một nền tảng tốt để tích cóp thêm kiến thức cho những quyển sau này đọc. Vì cùng đọc với bài giảng của giảng viên nên nhận ra là có một vài chi tiết, cách định nghĩa có vẻ quá phức tạp (đúng kiểu học thuật). Khi tự đọc thì một số phân loại tranh vào thời kì vẫn khiến mình bối rối (cũng chỉ có thể cân nhắc do sách được tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau); về Nghệ Thuật Đương Đại, đối với mình thì có chút dư thừa khi nói về quá nhiều tác phẩm mà thật sự vẫn cần thời gian để minh chứng cho giá trị của chúng.

Một quyển sách tốt để giữ làm của như bách khoa toàn thư ấy, khi nào cần ôn lại điều gì cũng có thể tìm thấy (hầu hết) thứ mình cần.
Tiếng Gọi Tình Yêu Giữa Lòng Thế Giới by Kyōichi Katayama, Kyōichi Katayama

Go to review page

3.0

Tôi định lưu lại mấy dòng sâu sắc trong sách nhưng rồi nhận ra nên để nó nằm im trên trang giấy, để cuộc đời nhắc tôi lại những điều được viết, từng tí một.

Một trong những điều đáng sợ nhất, với tôi, là không thể sống cùng một bầu trời với người mình yêu thương.
Từng dòng chữ trong sách như lời thì thầm trong gió, khẽ luồn vào tim và xoa dịu những nỗi mất mát mà tôi - cũng như Sakutaro - tưởng như mọi thứ đã xa xôi lắm rồi, đến không còn thực nữa nhưng đôi khi vẫn đau nhói lòng.

Lời văn mượt mà (những đoạn tả cảnh là vô giá), dịch cũng ưng bụng, sách không quá dày, câu chuyện trong trẻo mà cũng buồn lòng khó tả như cảm giác lúc ban trưa chuyển về chiều. Tự hỏi liệu sau này có can đảm để đọc lại lần nữa ?
Những kẻ xuất chúng - Cách nhìn mới về nguồn gốc thành công by Malcolm Gladwell, Diệu Ngọc

Go to review page

Những Kẻ Xuất Chúng dẫn mình đến gần hơn với khía cạnh Xã hội học cũng như Tâm lí Xã hội học mà trước đây còn lờ mờ. Những điều mà để có được từng kết luận chi tiết đều cần chiều dài của lịch sử và hiểu biết sâu rộng cho việc tập hợp các dữ liệu lại. Xem xong vừa vui vừa buồn. Dù tác giả có nhắc tới vai trò của ý chí, nghị lực và đức tính cần cù rèn luyện, rằng kẻ xuất chúng khi được ban tặng cơ hội vẫn phải có "đủ nội lực cũng như năng lực trí não để nắm bắt lấy cơ may ấy"; nhưng theo cách mà Malcolm Gladwell dẫn dắt, thành công không phải là chuyện cá nhân, những kẻ xuất chúng được "thụ hưởng những lợi thế ẩn giấu và cơ may phi thường cũng như những di sản văn hóa cho phép họ học hành, làm việc chăm chỉ và nhìn nhận thế giới bằng cách thức mà kẻ khác không thể." Nếu theo hai yếu tố nền tảng của tác giả thì 'cơ hội' và 'di sản văn hóa', một khi ta càng gặp bất lợi về thời thế, gia cảnh và xã hội, khoảng cách cần đi đến thành công càng đòi hỏi nỗ lực hơn nhiều lần. Vì chính bản thân cũng là một kẻ tự thân loay hoay rất nhiều nên mình càng thấy thấm thía điều đó.

Nói đi cũng phải nói lại, mình cảm nhận tác giả cũng đã rất cố gắng để dung hòa lập luận của ông, không đưa người đọc vào 'ngõ cụt' sau khi khép lại trang sách. Malcolm Gladwell dành hai chương để nói rằng IQ không là tất cả, điều cần đó là cách ta nhìn nhận mọi thứ. Với ví dụ là giữa Robbert Oppenheimer và Chris Langan, cả hai đều có IQ cao nhưng không đồng nghĩa là họ đều có trí thông minh thực tiễn (practical intelligence), biết nắm bắt được bản chất sự việc và tìm cách đạt được thứ mình muốn. Hay có thể lấy câu chuyện về luật sư Joe Flom trứ danh ở phố Wall để nhận định, "ông [Joe Flom] không hề chiến thắng nghịch cảnh. Thay vào đó, thứ ban đầu vốn là nghịch cảnh cuối cùng lại trở thành một cơ may."

Biết nhiều hơn một chút về Xã hội học, mình mới càng nhận ra tầm quan trọng của nó và hiểu tại sao tác giả lại muốn ta cân nhắc về khía cạnh đó nhiều hơn, mong mỏi không có những tài năng bị lãng phí và những người như Chris Langan, "nếu ai đó nhận ra trí thông minh của anh và nếu anh xuất thân từ một gia đình coi trọng giáo dục, họ ắt sẽ giúp anh không thấy chán" và trở thành một thiên tài có thể tận dụng tài năng của mình và tạo ra tầm ảnh hưởng to lớn thay vì mãi đơn phương độc mã và sống ẩn dật.

Sau quyển Quiet thì đây là quyển sách thứ hai trong một thời gian ngắn khiến mình hứng thú trở lại với dòng self-help. Tuy nhiên không biết có phải vì lần này mình đọc bản dịch không mà chẳng thấy phần ghi chú nguồn tham khảo (references) như trong quyển Quiet (bản tiếng Anh) mình xem nữa. Việc giữ lại phần đó giúp người đọc có thêm tư liệu tham khảo và đi sâu hơn, cũng như biết được những gì tác giả đã tổng hợp và liệu thông tin họ có xác thực không. Ngoài ra thì mình nhận ra cả hai quyển sách đều dành được thành công lớn, một phần vì những người này không chỉ tập hợp những gì họ biết mà còn tự thân phỏng vấn để đi tìm hiểu những dẫn chứng họ có được - điều này có thể được rất nhiều tác giả áp dụng rồi, nhưng với riêng mình thì đây vẫn là phát hiện nho nhỏ lí thú.

À còn về bản dịch, có một vài chỗ dùng từ tối nghĩa nhưng thôi về sau đã mượt mà hơn một chút nêu sẽ không lải nhải gì ở đây.

_

my blog